Tủy răng chết là bệnh lý thường gặp do tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra. Vậy tủy răng chết có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây Nha khoa Việt Smile sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc đó.
Bạn đang xem: Tủy răng chết có nguy hiểm không?
Tủy răng là gì?
Tủy răng là phần nằm bên trong răng, được bao bọc bởi một lớp men răng và ngà răng. Tủy răng là nơi chứa đựng nhiều dây thần kinh, mạch máu, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác. Tủy răng tồn tại ở thân răng và chân răng, chúng có cấu tạo khá phức tạp.
Nguyên nhân tủy răng chết
Do sâu răng: Ban đầu trên răng chỉ xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, nếu không điều trị kịp thời những lỗ sâu đó sẽ ngày càng lan rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi sâu vào bên trong gây viêm nhiễm, chết tủy.
Viêm lợi, viêm nha chu: Do việc vệ sinh răng miệng không kỹ, cao răng nhiều, từ đó vi khuẩn hình thành gây viêm lợi, viêm nha chu. Lâu ngày tình trạng viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh răng trong đó có tủy răng.
Do răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn: Răng bị chấn thương làm cho tủy răng bị hở. Đây là cơ hội để vi khuẩn có hại tấn công khiến tủy viêm, thậm chí chết tủy.
Mòn cổ răng nguyên nhân do chải răng không đúng cách và sai khớp cắn. Khi mòn cổ răng vào đến tuỷ, tủy răng bị hở sẽ dẫn đến viêm tuỷ, chết tủy nếu không điều trị kịp thời.
Tủy răng chết có nguy hiểm không?
Tủy răng chết không chỉ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
Suy giảm chức năng ăn nhai
Tủy răng chết đồng nghĩa với việc răng không cảm nhận được vị khi ăn nhai, không có bất cứ cảm giác đau nhức, không phản ứng với tác nhân nóng, lạnh. Từ đó, làm suy giảm chức năng ăn nhai, người bệnh dễ gặp phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Áp xe xương ổ răng
Tủy răng chết nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ lan rộng xuống vùng chân răng, tạo thành túi mủ, gây nhiễm trùng xương ổ răng. Lâu ngày còn làm cho hỏng phần xương hàm, gây hoại tử niêm mạc sàn miệng.
Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Tủy răng chết khiến răng trở nên yếu đi và dễ bị tổn thương. Nguy cơ mất răng ở giai đoạn này rất cao, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến răng bị rụng.
Tủy răng chết nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng sang các răng bên cạnh. Khi đó, bác sĩ buộc phải đưa ra chỉ định nhổ răng để bảo vệ các răng bên cạnh.
Tuy nhiên, sau khi mất răng các răng bên cạnh có xu hướng xô lệch, làm sai lệch khớp cắn, đi kèm với đó là tiêu xương hàm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
Gây nhiễm trùng máu
Biến chứng nghiêm trọng nhất khi tủy răng chết chính là tình trạng nhiễm trùng xâm nhập vào các mạch máu ở chân răng. Từ đó gây nhiễm trùng đường huyết nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Quy trình chữa tủy răng
Quy trình chữa tủy chuẩn y khoa được diễn ra theo 5 bước sau:
Bước 1: Thăm khám - chụp X-Quang
Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám về tình trạng tủy răng. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X - Quang để đánh giá được mức độ viêm tủy, xác định số lượng, chiều dài ống tủy và đưa ra được phương án điều trị tốt nhất cho mỗi khách hàng.
Bước 2 Vệ sinh răng miệng, gây tê
Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng nhằm loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn thức ăn cho khoang miệng sạch sẽ, đảm bảo vô trùng. Tiếp đến là gây tê để khách hàng cảm thấy thoải mái khi điều trị.
Xem thêm: Cập nhật các cầu thủ trong đội hình Man UTD gặp Man City
Bước 3: Đặt đế cao su
Tại bước này bác sĩ sẽ đặt đế cao su nhằm cách ly răng chữa tủy với nước bọt, mô, nướu phòng ngừa vi khuẩn và nước bọt xâm nhập vào răng đang điều trị tủy.
Bước 4: Điều trị tủy
Đầu tiên bác sĩ tạo đường vào hệ thống ống tủy, sau đó sẽ dùng dụng cụ nha khoa để loại bỏ phần mô sâu răng (nếu có) rồi hút hết toàn bộ những phần tủy bị bệnh. Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn ống tủy.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi điều trị tủy bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy, điều chỉnh sao cho chiều dài ống tủy đúng với chiều dài chân răng. Bác sĩ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để trám bít ống tủy và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng.
Sau khi chữa tủy răng cần làm gì?
Răng sau chữa tủy sẽ yếu hơn và rất dễ bị tổn thương, do vậy sau khi chữa tủy cần có những giải pháp để giúp bảo vệ răng đó.
Trám răng
Trám răng là kỹ thuật giúp bảo vệ răng cũng như ngăn ngừa các tác nhân gây hại sau khi răng đã được điều trị. Với thao tác chuẩn kỹ thuật, vật liệu trám sẽ lấp đầy ống tủy và bề mặt răng, đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ cho răng.
Bọc răng sứ
Răng sau lấy tủy rất giòn và dễ vỡ, để bảo vệ răng sau khi bọc tủy khỏi sự tác động từ bên ngoài thì bọc sứ được xem là biện pháp an toàn. Bọc răng sứ cho răng sau điều trị tủy không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ hoàn hảo mà còn duy trì tuổi thọ cho răng.
Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp được áp dụng cho trường hợp mất răng do chết tủy. Để bảo vệ các răng bên cạnh cũng như tránh trình trạng tiêu xương răng thì cấy implant là phương pháp tối ưu nhất. Đầu tiên bác sĩ sẽ cấy một trụ implant trực tiếp vào xương hàm và đợi một thời gian để trụ tích hợp hoàn toàn vào xương. Sau đó là chụp mão sứ lên để hoàn thiện răng implant.
Trồng răng implant không phải mài những răng bên cạnh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Răng implant tồn tại cố định trên cung hàm có hình dáng, màu sắc như răng thật, giúp bạn tự tin. Ngoài ra, tuổi thọ của implant khá cao trung bình khoảng 20 năm.
Với những thông tin nêu trên, Việt Smile hi vọng bạn đọc đã biết tủy răng chết nguy hiểm như thế nào, hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ tủy răng. Nếu tủy răng tổn thương bạn nên thăm khám nha khoa sớm để giảm thiểu mức độ phức tạp cũng như tiết kiệm chi phí nhé.
Hệ thống Nha khoa Việt Smile
CS1 Hà Nội: 229 Giáp Nhất, Thanh Xuân, HN
CS2: Hà Nội: 70 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, HN
CS TPHCM: Biệt thự LK 26-28 Đường 6, KĐT Hà Đô Centrosa - 118 đường 3/2 phường 12, Quận 10 HCM
CS Lào Cai: 005 Cốc Lếu, TP Lào Cai
Xem thêm: revolving credit là gì
Hotline MB: 0329 637383 & 0336 637383
Hotline MN: 0839 637 383 & 0343 637 383
Tổng đài CSKH: 1900 3331
website: https://nhakhoavietsmile.com/
Bình luận