Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng và cố thủ. Bệnh thường phát triển theo từng giai đoạn, bao gồm giai đoạn cấp – bán cấp – mãn tính. Bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nên thường tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bạn đang xem: Trị Bệnh Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Hiệu Quả Nhất, 9 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà An Toàn (2022)
Vì tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều phụ thuộc và lạm dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ và kích thích tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng.
Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, các chuyên gia Da liễu thường khuyến khích bệnh nhân phối hợp đồng thời với các biện pháp tại nhà nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và kiểm soát các biến chứng nặng nề.
Một số cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả, an toàn
1. Chườm lạnh giúp giảm ngứa và sưng viêm
Trong giai đoạn cấp, viêm da cơ địa thường gây nóng rát, sưng đỏ và ngứa âm ỉ. Các triệu chứng này gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và bứt rứt. Để giảm nguy cơ gãi, cào và lạm dụng thuốc bôi, bạn có thể chườm lạnh lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 – 20 phút.
Cách thực hiện:
Sát trùng da với dung dịch Chlorhexidine, thuốc tím hoặc hồ Hexamidine.Sau đó dùng gạc thấm nước mát vô trùng và đắp lên vùng da tổn thương trong 10 – 20 phút.Sau khi chườm, nên dùng khăn thấm nước nhằm giúp vùng da tổn thương thông thoáng và nhanh đóng mài.Thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày để giảm ngứa ngáy và cải thiện sưng viêm.

2. Trị viêm da cơ địa tại nhà bằng lá chè xanh
Với những trường hợp viêm da cơ địa xảy ra ở phạm vi rộng (ngực, lưng, cổ, tay chân,…) bạn có thể tắm lá chè xanh để giảm ngứa ngáy và phục hồi các tế bào tổn thương. Lá chè xanh có chứa đến 6 lại catechin và polyphenol, trong đó phải kể đến epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Các thành phần này giúp cải thiện sức khỏe làn da, giảm mức độ tổn thương và hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím từ mặt trời. Bên cạnh đó, hàm lượng polyphenol dồi dào trong lá trà còn có đặc tính chống viêm. Vì vậy tắm lá chè xanh có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng và sưng viêm do viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và cho vào nồiĐổ khoảng 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 10 phútĐổ nước ra thau, vớt bỏ bã và hòa thêm nước lạnh vàoDùng nước chè xanh tắm hoặc ngâm rửa vùng da thương tổnÁp dụng cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng lá chè xanh 3 – 4 lần/ tuần
3. Trị viêm da cơ địa tại nhà bằng lá trầu không
Tương tự lá chè xanh, lá trầu không cũng chứa hàm lượng polyphenol dồi dào, trong đó phải kể đến catalase và superoxide effutase. Các thành phần này có tác dụng kích thích sản sinh collagen và tăng tốc độ chữa lành vết thương ở da và mô mềm.
Bên cạnh đó, tinh dầu Eugenol trong lá trầu còn có khả năng kháng khuẩn và sát trùng đối với một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Vì vậy áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không thường xuyên có thể giảm nguy cơ bội nhiễm da.
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà với lá trầu không:
Rửa sạch 1 ít lá trầu không và vò nátĐun 2 lít nước cho sôi rồi cho lá trầu không vào đun thêm khoảng 5 – 10 phútĐổ nước ra thau và thêm 1 ít nước lạnh vàoDùng để ngâm rửa chân tay hoặc gội đầu (trong trường hợp viêm da cơ địa xảy ra ở vùng da đầu)
Ngoài tác dụng giảm viêm, đỏ và ngứa ngáy, mẹo dùng lá trầu không còn giúp ức chế vi nấm gây gàu, điều tiết hoạt động của nang lông và bảo vệ chân tóc khỏi các tác nhân có hại.
4. Trị viêm da cơ địa tại nhà với gel nha đam
Viêm da cơ địa trong giai đoạn mãn tính thường gây khô da, ngứa ngáy, thâm sạm và dày sừng. Nếu không dưỡng ẩm đầy đủ, da có thể bị nứt nẻ, ngứa dữ dội và chảy máu.
Vì vậy trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng gel nha đam để dưỡng ẩm, làm dịu da và phục hồi các tế bào tổn thương. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng hàng rào bảo vệ da, sửa chữa các tổn thương do tia cực tím và giảm hình thành nếp nhăn.
Hơn nữa theo một số thực nghiệm lâm sàng, dùng gel nha đam thường xuyên còn có thể giảm tần suất và mức độ của các bệnh viêm da mãn tính như chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc và vảy nến.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 1 lá nha đam tươiSau đó gọt bỏ vỏ và rửa sạch mủThoa lớp gel lên vùng da tổn thươngĐợi gel thấm hoàn toàn trước khi mặc quần áo
Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Vì vậy bạn có thể bổ sung các món ăn và thức uống từ loại thực phẩm này để nâng cao thể trạng và cải thiện làn da từ bên trong.
5. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin
Làn da không chỉ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ma sát, phấn hoa,… mà còn bị chi phối bởi các yếu tố bên trong. Chính vì vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ, bạn có thể giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng của viêm da cơ địa bằng cách bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin.
Xem thêm: are you here nghĩa là gì
Vitamin C:Vitamin C (ascorbic acid) là thành phần thiết yếu giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó loại vitamin này còn giúp tăng sinh collagen, elastin và đẩy lùi các tế bào sắc tố melanin. Vì vậy bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cà chua, cà rốt, cam, quýt, lựu,…) có thể cải thiện sức đề kháng của da, giảm thiểu mức độ tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo.Vitamin E:Vitamin E là thành phần có tác dụng dưỡng ẩm da và chống oxy hóa. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E (bơ, dầu ô liu, mật ong, cá hồi,…) thường xuyên giúp giảm tình trạng khô ráp, dày sừng và tăng tốc độ hồi phục ở vùng da bị viêm da cơ địa.Vitamin nhóm B:Vitamin B gồm có 8 loại nhỏ (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12) đều đem lại lợi ích đối với da và tóc. Nhóm vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, giảm khô da, bong tróc và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chàm, hồng ban, viêm da cơ địa,… Các loại thực phẩm giàu vitamin B, bao gồm nấm, rau bina, quả hạnh, hạt mè, đậu xanh, yến mạch, cà chua, nấm và bơ.
Bên cạnh đó, người bị viêm da cơ địa nên hạn chế một số thực phẩm và thức uống ảnh hưởng xấu đến làn da, bao gồm rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và chất béo.
6. Tắm bột yến mạch giúp giảm ngứa ngáy
Bột yến mạch chứa saponin có tác dụng làm sạch da dịu nhẹ mà không gây kích ứng hay mẩn đỏ như các loại xà phòng thông thường. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn chứa hàm lượng kẽm dồi dào, giúp sát trùng và ức chế vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, yến mạch còn chứa avenanthramides có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần avenanthramides có thể thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Vì vậy bạn có thể tắm bột yến mạch để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa và làm giảm nguy cơ tái phát.

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng cách tắm bột yến mạch:
Chuẩn bị nước tắm (nên pha nước tắm có nhiệt độ ấm)Sau đó cho khoảng 2 – 3 thìa bột yến mạch vào và khuấy đềuDùng tắm trực tiếp, sau đó dùng nước sạch để loại bỏ yến mạch còn dính trên daThực hiện 1 lần/ ngày đến khi tổn thương da lành hẳn
7. Trị viêm da cơ địa tại nhà bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu trong đó viêm da cơ địa. Mật ong còn có khả năng làm sạch, dưỡng ẩm và làm mềm da. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê mật ong
Bước 2: Rửa sạch vùng da tổn thương
Bước 3: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng
Bước 4: Lưu trên da tầm 15 – 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch

8. Trị viêm da cơ địa tại nhà bằng rau má
Rau má (Centella asiatica) có hoạt chất kháng viêm Saponin, giúp làm dịu và chữa lành tổn thương da nhanh chóng. Bạn có thể chuẩn bị 1 – 2 nắm lá rau má rồi thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng
Bước 2: Vớt ra, để ráo nước, cho vào giã nát/xay nhuyễn, thêm vài hạt muối
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, đắp hỗn hợp
Bước 4: Giữ nguyên trên da 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước sạch
9. Hết viêm da cơ địa bằng cách dùng muối
Dùng nước muối chữa viêm da cơ địa tại nhà là một phương pháp đơn giản không thể bỏ qua. Muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa khá tốt.
Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ vừa phải, tránh nồng độ muối quá cao khiến tổn thương da nặng hơn. Mỗi ngày chỉ cần thấm nước muối sinh lý rồi đắp lên da khoảng 10 phút, như vậy có thể giúp tinh chất của muối tác động đến da của bạn, khiến các triệu chứng viêm da cơ địa giảm nhanh chóng.

10. Dùng dầu dừa đẩy lùi viêm da cơ địa
Dầu dừa không chỉ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, nguyên liệu này còn có khả năng dưỡng ẩm khá tốt. Chính vì vậy, từ xa xưa trong dân gian vẫn hay truyền tai nhau cách dùng dầu dừa để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Xem thêm: superiority là gì
Người bị viêm da cơ địa chỉ cần bôi một lớp dầu dừa lên vùng da bị tổn thương mỗi tối rồi để qua đêm đến ngày hôm sau. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy da dần được cải thiện, tình trạng khô rát da sẽ giảm dần.
Bình luận