Nghiệp Chướng Và Bệnh Tật

Người đời có câu: “Có sức khỏe là có tất cả”. Khi đau yếu, bệnh tật thì tiền bạc, danh vọng, địa vị cũng trở nên vô nghĩa.


*

Người ta thường nói “Có sức khỏe là có tất cả”, bởi khi đau yếu, bệnh tật thì tài sản, của cải, danh vọng, địa vị cũng trở nên vô nghĩa. Theo quy luật Sinh - Già - Bệnh - Chết, con người bị bệnh là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu chúng ta hiểu rõ nhân duyên bệnh tật đến từ đâu, làm sao để chuyển hóa thì hoàn toàn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh. Nhân dịp các Phật tử tham dự đàn tràng tụng kinh cầu nguyện để giải trừ dịch sởi, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã có buổi giảng về những nhân duyên chính gây nên bệnh tật và chỉ ra phương pháp đối trị vô cùng hữu hiệu để đại chúng ai cũng có thể hiểu và áp dụng được vào đời sống.Bạn đang xem: Nghiệp chướng và bệnh tật

Bạn đang xem: Nghiệp Chướng Và Bệnh Tật

4 nhân duyên khiến chúng sinh mắc nhiều bệnh tật

#1 Tàn phá môi trường, thay đổi thời tiết là nguyên nhân khách quan dẫn đến bệnh tật

Sự thay đổi thời tiết là một trong những nhân duyên khiến chúng sinh mắc nhiều loại bệnh, trong đó có những loại bệnh rất hiếm gặp mà y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa trị. Nguyên nhân sâu xa của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng chính là do ý thức của con người. Bởi sự ích kỷ, sự vô tâm cùng lòng tham lam không đáy của con người khiến cho thiên nhiên ngày càng bị tàn phá dữ dội, khói bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt, cháy rừng. Một số giống loài bị tuyệt chủng và biến mất khỏi Trái đất. Ngày nay, do đặt lợi nhuận lên hàng đầu, mà con người bất chấp việc trồng trọt các thực phẩm tại những khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, mất vệ sinh và không an toàn cho sức khỏe. Hậu quả là con người phải trả giá bằng chính sức khỏe và sự sống của mình, mắc nhiều loại bệnh và tuổi thọ suy giảm nhanh.


*

Sự thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của con người rất nhiều

#2 Bệnh do nghiệp báo từ tiền kiếp gây ra

Đức Phật dạy: “Con người là chủ nhân của nghiệp, thừa tự của nghiệp”. Nghiệp báo tiền kiếp chi phối rất nhiều đến cuộc sống, sức khỏe của mỗi người.Trong Pháp thoại, Sư Phụ kể lại câu chuyện tiền kiếp của một vị Tỳ kheo. Trong một kiếp nọ, có một bà lão mù phát nguyện nếu ai chữa khỏi đôi mắt cho bà, cả gia đình bà sẽ hầu hạ cho người đó. Một vị thầy thuốc nghe được lời nguyện ấy, ông rất cảm động và quyết định chữa trị cho bà. Bà lão được chữa khỏi, sợ phải hầu hạ thầy thuốc nên nghĩ cách không phải thực hiện lời nguyện nữa. Bà lão vu khống cho ông thầy thuốc đã làm mắt bà lão không những không sáng hơn mà ngày càng tối tăm hơn. Ông thầy nghe bà lão nói vậy, biết rõ tâm địa của bà lão nên rất vui vẻ đón nhận. Ông ta đưa cho bà loại thuốc khác với lời hứa hẹn thuốc này sẽ làm cho mắt bà sáng hơn. Bà lão tham lam dùng thuốc và cuối cùng mắt bà trở nên mù hẳn. Nhiều kiếp về sau, vị thầy thuốc này đều chịu quả báo mù lòa. Đến tận kiếp cuối cùng khi đã là một người xuất gia tu hành, vào đêm chứng quả vị A La Hán, ông bị mù đôi mắt không thể chữa được. Sư Phụ giải thích: “Nhân duyên bị mù đôi mắt trong kiếp này của thầy Tỳ kheo là do nghiệp báo từ trong tiền kiếp mà gây ra. Có những bệnh tật là do nghiệp báo sinh ra, không phải do ăn uống hay môi trường, ví dụ bị khoèo tay, khoèo chân, hở van tim từ lúc sơ sinh, cơ thể khuyết thiếu,... Đó là những loại bệnh do nghiệp báo sinh ra”.Từ vô thủy kiếp đến nay, mỗi người đều đã gây nên biết bao tội lỗi, ác nghiệp. Trong nhà Phật có câu: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Chúng sinh do vô minh ngu si, tập nghiệp sâu dày nên gieo rất nhiều nhân xấu ác, chỉ đến khi quả báo trổ ra mới than trời trách đất “vì sao tôi khổ như vậy?” mà không biết rằng đó là “gieo nhân nào, gặt quả đó”. Vì vậy, người tu học Phật Pháp cần tin sâu nhân quả, gieo trồng những hạt giống thiện lành, bỏ các việc ác, kiên trì tu tập chuyển hóa các ác nghiệp đã gieo từ quá khứ, biến chuyển phiền não khổ đau thành an vui hạnh phúc.


*

Luật nhân quả không chừa một ai 

Xem thêm: Cách chơi kèo giao bóng trước đơn giản cho tân thủ

#3 Bệnh do phi nhân làm hại - tác động đến con người


*

Thế giới tâm linh có năng lực vô hình tác động đến cuộc sống của con người chúng ta

#4 Giết hại chúng sinh cũng là nguyên nhân của bệnh tật

Ngày nay, khi đời sống con người trở nên sung túc. Trong những dịp lễ Tết, các gia đình giết hại không biết bao con vật để ăn uống, liên hoan. Những con vật khi bị giết thịt, từ tâm sợ hãi, oán hận đó sẽ tiết ra những chất độc hại trong cơ thể chúng, khiến chúng ta ăn vào sinh bệnh. Cổ nhân dạy: “Bệnh từ miệng mà vào”. Ăn uống sao cho lành mạnh, hợp vệ sinh, đủ dưỡng chất thì cơ thể mới khỏe mạnh. Sư Phụ lấy dẫn chứng: “Chính các cụ ngày xưa ăn uống đạm bạc mà các cụ lại ít bệnh, bây giờ chúng ta ăn đủ thứ sơn hào hải vị và còn tự chế biến ra những món ăn chỉ để thỏa mãn nhu cầu thích những của lạ. Nhiều nơi còn ăn uống khủng khiếp, ai nghe đến những món ăn đó của họ đều sợ hãi: ăn óc khỉ, thậm chí có nơi họ dám hầm cả bào thai người ăn cho bổ dưỡng. Ăn như thế thì sức khỏe làm sao đảm bảo mà khỏe cho được? Ăn như vậy thì làm sao không sinh ra những bệnh tật? Ở đây, Thầy không nói là bệnh về mặt thể chất mà tâm linh mình cũng sinh bệnh. Mình ăn thế là mình thành ác quỷ, là mình “bệnh” chứ còn sao nữa”. Chính những đồ ăn “rùng rợn” này không chỉ gây bệnh cho con người ngay trong kiếp hiện tại mà nó còn để lại hậu quả xấu kéo dài nặng nề ở nhiều kiếp về sau .

Xem thêm: Những kinh nghiệm bán buôn giày thể thao tại Hà Nội cho dân buôn mới


*

Làm nghề sát hại chúng sinh - quả báo yểu mạng

Nương tựa nơi phật pháp để chuyển hóa bệnh tật


Đạo Phật là đạo từ bi - đạo cứu khổ chúng sinh

Mong rằng, qua bài Pháp mà Sư Phụ đã dạy, các Phật tử có thể hiểu rõ được những nhân duyên khiến chúng ta bị bệnh tật. Từ đó thực hành theo những lời Sư Phụ căn dặn để bản thân và gia đình có được thân thể khỏe mạnh, bình an.