Sáu năm trước, ở tuổi 33, bác sĩ Cao Hữu Thịnh (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) là người đã điều trị hiếm muộn và đỡ đẻ thành công cho ca sinh năm duy nhất ở VN. Đến nay, ngoài chuyên môn sản phụ khoa, bác sĩ Thịnh còn được xem “mát tay” trong điều trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo và phẫu thuật thẩm mỹ.
Bạn đang xem: Bệnh Viện Từ Dũ - Quy Trình Chuyển Phôi Vào Tử Cung Trong Ivf
![]() |
Những đứa bé giờ đã lớn vào lớp 1
Ảnh: Vũ Phượng
Nhờ nhỏ to tâm sự, anh phát hiện trường hợp nào “dở khóc, dở cười” cần cảnh báo trong điều trị hiếm muộn?
Khi đến khám và điều trị hiếm muộn, có nhiều người cho biết họ… rất lười (hoặc sợ) quan hệ tình dục vợ chồng, mấy tháng mới quan hệ một lần. Như vậy làm sao có thai tự nhiên cho được? Bên cạnh đó là những ca khó như mắc hội chứng co thắt âm đạo ở nữ giới. Do tình trạng đau đớn khi có bất kỳ vật nào xâm nhập âm đạo nên họ không thể quan hệ vợ chồng và không thể tiếp nhận các dụng cụ khám phụ khoa. Tôi phải dành thời gian trò chuyện, giúp họ cảm thấy thật thoải mái mới tiến hành điều trị. Đến lúc có con, mấy chị này mừng khóc như mưa. Những ca như vậy mình phải gỡ dần dần, bệnh không phải đến từ thực thể mà từ tâm lý.
Điều gì khiến anh nặng lòng khi cảm thán rằng: Có lẽ mình thấu hiểu hơn ai hết sự tan vỡ một gia đình hạnh phúc đi sau hai chữ vô sinh, hiếm muộn?
\n
Rất nhiều chị em tâm sự với tôi: Bác ơi, kỳ này bác ráng làm cho em có thai, chứ không là em không giữ được gia đình nữa. Chồng và gia đình chồng áp lực quá, em đã bán hết đồ đạc, vay mượn để làm thụ tinh ống nghiệm. Em khổ quá bác ơi!…
Trên thực tế, 50% vô sinh, hiếm muộn là do nam giới. Hiếm muộn chiếm 20% các cặp vợ chồng, nên nếu ai bị thì hãy mạnh dạn đi khám và điều trị. Y học đã tiến bộ nhiều, tôi thấy khoảng 60% ca hiếm muộn can thiệp nhẹ là đã có thai. Trường hợp không sinh con được thì đừng đổ hết lỗi cho phụ nữ, tội lắm! Đáng lẽ mấy bà mẹ chồng cũng là phụ nữ, nên thấu hiểu và thông cảm điều này hơn ai cả.
![]() |
Mong BHYT chi trả cho điều trị hiếm muộn
Có những người không kham nổi chi phí điều trị hiếm muộn, nhất là chi phí thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ nhận xét gì về thực tế này?
Chi phí điều trị hiếm muộn, vô sinh khá cao so với mặt bằng thu nhập của người Việt mình hiện nay. Một ca thụ tinh ống nghiệm ở VN dao động từ 60 - 100 triệu đồng.
Trong khi đó, BHYT vẫn chưa chi trả cho việc điều trị hiếm muộn như các nước phát triển. Vì vậy, vấn đề này vẫn là cái khổ, cái khó của nhiều cặp vợ chồng. Ngay cả bác sĩ điều trị cũng nhức đầu đau tim do phải cân nhắc, tính toán sao cho tiết kiệm tối đa chi phí mà tỷ lệ có thai cao nhất. Tôi mong ước có ngày VN sẽ chi trả BHYT cho việc điều trị hiếm muộn như các nước phát triển.
Anh nhận xét gì khi nam giới làm mảng sản?
Thường nam giới làm nghề sản hay bị chọc nhiều nhất. Người ta hay bảo tôi: “Mày khám, coi riết “mấy cái đó”, chắc mày chán phụ nữ hả?”. Thử tưởng tượng, chỉ riêng phòng mạch tôi thôi, mỗi ngày từ 16 giờ 30 - 20 giờ tôi khám cho khoảng 70 phụ nữ. Một người là một hoàn cảnh, một bệnh sử... mà mình phải nắm. Tức là khi bệnh nhân nằm xuống khám, mình nhìn mặt họ một cái là trong đầu mình chạy bao nhiêu dữ liệu về người đó. Công việc nhiều lắm, đâu phải chỉ khám không thôi. Chưa tính lúc mình khám, mười mấy bà ngồi hối. Như vậy, đầu óc đâu nghĩ cái này cái kia? Cùng nhìn cái ly nhưng thời điểm khác nhau, sẽ ra tư tưởng khác nhau.
Xem thêm: mặt bàn tiếng anh là gì
Trên trang Facebook của anh, một số bệnh nhân xót xa khi anh không có ngày nghỉ. Họ cũng “lo” rằng anh làm nhiều như vậy sẽ bị “tiền đè”…
Thực sự tôi không có ngày nào rảnh. Đẻ thì không có ngày giờ, mắc đẻ lúc nào thì người ta đi lúc đó thôi. Có khi 1 - 2 giờ khuya, người ta báo đẻ thì mình cũng phải chạy vô BV. Nói không ngoa, bác sĩ sản khoa nào cũng biết… đua xe.
Với những ca có chỉ định mổ, bệnh nhân có khuynh hướng mổ chủ động, chọn mấy ngày lễ cho “đẹp”. Cho nên, những ngày lễ tôi nhiều việc hơn, mệt hơn ngày thường nữa.
Còn vụ tiền đè (cười to), tôi làm tiền nhiều lắm nhưng tôi đâu nghĩ nhiều tới tiền. Lắm khi tôi đỡ đẻ xong, người nhà sản phụ chặn đường chặn ngõ kiếm để... tặng tiền, tôi nói: “Thôi, khỏe thì về giùm tui cái đi”.
Tôi đang thuê phòng khám, chủ nhà sang tên hoài nên không ổn định. Vì vậy, tôi muốn mua một cái nhà để làm phòng khám. Mình đi lên từ hai bàn tay trắng, nên phải tích lũy dần. Khi đã có phòng khám ổn định, cuối tuần nếu rảnh mình có thể khám từ thiện cho người nghèo.
Có bao giờ anh dự định bỏ sản cho đỡ cực, chuyển hẳn sang phẫu thuật thẩm mỹ?
Tôi luôn nhớ lời mẹ tôi dặn học y để giúp bệnh nhân. Làm thẩm mỹ có nhiều tiền, cũng vui nhưng chỉ làm đẹp thôi, chứ không trị bệnh, không giúp được gì nhiều. Còn làm sản giúp được nhiều người, nên tôi không bao giờ bỏ sản. Vả lại, sản là kết thúc một vòng liên hoàn của bệnh nhân, từ hiếm muộn - có thai - dưỡng thai - sinh con, ai cũng bảo mình “ráng giúp luôn khúc cuối”, nên mình đâu bỏ khâu sản được.
Công việc chính của tôi ở BV là sản phụ khoa, còn hiếm muộn và phẫu thuật thẩm mỹ làm thêm bên ngoài. Tuy vậy, nhờ biết phẫu thuật thẩm mỹ nên tôi mổ sinh cho người bệnh cũng khéo, gọn.
Thạc sĩ - bác sĩ Cao Hữu Thịnh chuyên về sản phụ khoa - hiếm muộn, thụ tinh ống nghiệm, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Sinh năm 1980, quê H.Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ
Sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM (1998 - 2004)
Học khóa thụ tinh ống nghiệm tại Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM (2013)
Xem thêm: cigar là gì Học khóa Định hướng chuyên khoa sản phụ khoa (2005 - 2006) tại Bệnh viện Từ Dũ Tác giả Copyright © 2023 All Rights Reserved.
|
Bình luận