Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Phổi Tại Nhà, Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Thùy

benh.edu.vn - Viêm phổi là một trong các bệnh lý thường gặp trên đường hô hấp. Bệnh nhân bị viêm phổi cần được chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bênh. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh viêm phổi và cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi qua bài viết sau!

1 Viêm phổi là gì?

Viêm phổi làbệnh nhiễm trùng ở phổi, tình trạng nhu mô phổi bị viêm nhiễm và đông đặc bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, dị vật, hóa chất,... Các tác nhân này làm phổi tiết dịch gây tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi, khiến sự trao đổi oxy của phổi suy giảm.Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong số các bệnh viêm nhiễm thường gặp.

Viêm phổiViêm phổi

Bạn đang xem: Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Viêm Phổi Tại Nhà, Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phổi Thùy

Lâm sàng chia viêm phổi thành 2 nhóm:Viêm phổi cộng đồng: viêm phổi xảy ra ngoài bệnh viện, thường gặp ở các đối tượng là người già và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.Viêm phổi bệnh viện: viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ.

2 Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi

2.1 Con đường lây nhiễm

Những người hít phải các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường hoặc từ vùng hầu họng, dạ dày đi vào khí quản.Những người bệnh đang điều trị bằng cách đặt nội khí quản, sử dụng máy thở, đặt sonde dạ dày để hút dịch hoặc chuyển thức ăn.

2.2 Điều kiện giúp các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh

Hệ thống hô hấp tăng tiết chất nhầy.Người bệnh nằm hôn mê bất động quá lâu.Người cao tuổi, trẻ em bị suy giảm miễn dịch.Người có bệnh tai mũi họng hoặc bệnh hô hấp mạn tính.Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ thấp và không khí ẩm ướt.Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm.Người thường xuyên hút thuốc lá khiến hệ hô hấp yếu đi.

3 Triệu chứng bệnh

3.1 Viêm phổi điển hình

Đột nhiên sốt cao, ho đàm mủ màu rỉ sét, mùi hôi.Đau ngực khi hít thở mạnh.Có hội chứng đông đặc phổi.

3.2 Viêm phổi không điển hình

Bệnh khởi phát từ từ.Người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, đau cơ,...Có cảm giác buồn nôn, nôn.Có thể bị tiêu chảy.

4 Quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

4.1 Quan sát theo dõi bệnh nhân

4.1.1 Toàn thânQuan sát tình hình sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, chán ăn,...Bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như môi khô, lưỡi đơ, mắt trũng,...Theo dõi nhiệt độ cơ thể: sốt 39-40 độ.4.1.2 Tình trạng hô hấpSau vài giờ có thể xuất hiện khó thở, tím môi. Diễn tiến có thể nặng tùy mức độ bệnh.Ở trẻ em, ngưỡng thở nhanh (R) được tính theo độ tuổi.Dưới 2 tháng tuổi: R>=60 lần/phút.Từ 2 đến 12 tháng tuổi: R>=50 lần/phút.Trên 12 tháng đến 5 tuổi: R>=40 lần/phút.Dấu hiệu suy hô hấp: thở co lõm ngực, cánh mũi phập phồng, tím môi,...Tình trạng ho nhiều hay ít, có đàm hay không? Tính chất đàm như thế nào?Đau ngực tại vùng tổn thương, đau mạnh khi hít vào hoặc ho.4.1.3 Tuần hoàn, tiêu hóaTuần hoàn: mạch đập, huyết áp bình thường hoặc tăng, có thể sốc trụy mạch.Tiêu hóa: có thể buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy.

4.2 Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.2.1 Cải thiện lưu thông đường thởCần làm ấm không khí hít thở để làm loãng và long đàm giúp thông thoáng đường thở.Cho bệnh nhân thở oxy nếu có dấu hiệu suy hô hấp.Hướng dẫn bệnh nhân thở sâu, ho chủ động. khuyến khích bệnh nhân ho và khạc đờm.Kết hợp vật lý trị liệu để làm long đờm và dịch xuất tiết dễ hơn.Theo dõi tình trạng hô hấp và sự luyện tập của bệnh nhân.

Cho bệnh nhân thở oxy nếu cầnCho bệnh nhân thở oxy nếu cần4.2.2 Giảm tình trạng đau ngực

Trị bệnh nhân nằm ở tư thế thuận tiện, thoải mái nhất.Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau theo đơn kê của bác sĩ điều trị. <1>Theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.Theo dõi đáp ứng điều trị, nếu có tình trạng dị ứng thuốc, biến chứng cần xử lý ngay.

Uống đủ nước ấm hàng ngàyUống đủ nước ấm hàng ngày4.2.3 Bệnh nhân cần nghỉ ngơi để duy trì năng lượng

Xem thêm: gastrobar là gì

Khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường để bảo tồn năng lượng.Để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất, nên thay đổi tư thế thường xuyên.Phòng bệnh cần yên tĩnh để bệnh nhân có thể nghỉ và ngủ tốt.Khuyến khích bệnh nhân tập luyện nhẹ nhàng.Nếu có chỉ định dùng thuốc an thần, cần phải theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc.4.2.4 Bổ sung dinh dưỡng, duy trì cân bằng nước và điện giảiĐảm bảo chế độ ăn uống của người bệnh đủ năng lượng, nên ăn các loại đồ ăn mềm lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả.Cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm (2-3 lít mỗi ngày) để giữ ẩm cho vùng cổ họng.Nếu có chỉ định thì truyền dịch cho bệnh nhân. <2>4.2.5 Chế độ điều trịSử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ điều trị đưa ra.Theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnhLấy máu xét nghiệm khi có chỉ định.Khi cần thiết cần hút đàm, cho bệnh nhân thở oxy,...Chuẩn bị công tác phòng chống sốc phản vệ do thuốc.Theo dõi các biểu hiện bất thường, phát hiện sớm các biến chứng.4.2.6 Vệ sinh và nghỉ ngơiVệ sinh răng miệng, mũi họng cho bệnh nhân sau khi khạc đàm, khạc nhổ đàm vào các ca đựng có nắp đậy và phải đổ rửa thường xuyên.Vệ sinh toàn thân sạch sẽ hằng ngày. Chú ý các vùng đè cấn do nằm lâu dễ bị loét.Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ hằng ngày.Phòng tránh sự lây lan của vi khuẩn bằng cách tăng cường lưu thông khí trong phòng bệnh, nếu có thể nên để bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhân viên y tế và người khác. Nhân viên y tế cũng phải đeo khẩu trang khi thăm khám cho bệnh nhân.

Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc láKhuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá4.2.7 Giáo dục sức khỏe

Xem thêm: rhinitis là gì

Hướng dẫn, giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về cách điều trị, thời gian điều trị để họ hiểu và tuân thủ đúng biện pháp điều trị.Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng khi bệnh tiến triển tốt.Khuyển khích bệnh nhân tập thở sâu, tập ho, tập giãn nở phổi, làm sạch phổi. Dặn bệnh nhân nên tái khám sau 4-6 tuần kể từ khi ra viện.Giải thích tác hại của thuốc lá, rượu bia và khuyên bệnh nhân không sử dụng chúng.Hướng dẫn bệnh nhân để tránh bị kiệt sức, tránh lạnh quá đột ngột.Ăn ở vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều và tránh các tác nhân kích thích.Điều trị sớm các ổ nhiễm trùng nếu có.Khuyên bệnh nhân tiêm vacxin phòng cúm.

Tài liệu tham khảo