Cách Dùng Dầu Tràm Trị Ho Cho Bé Bằng Tinh Dầu Tràm, Cách Dùng Dầu Tràm Trị Ho Cho Trẻ Mẹ Nên Thử

01/10 14626 - Sức khỏe mẹ bầu - Người kiểm duyệt : Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Đình Bách - Cố vấn chuyên môn của Nhà Thuốc 365
Cơ thể trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nên trẻ rất dễ nhiễm các bệnh thông thường như cảm, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, nổi mẩn, dị ứng... khiến bé khó ngủ, chán ăn, cơ thể khó chịu, khóc quấy. Mẹ lo lắng khi phải dùng kháng sinh quá sớm có thể khiến bé chậm lớn, cơ thể bị nhờn thuốc, không tự sản sinh ra kháng thể.Dầu tràm chính là một giải pháp cho mẹ trong trường hợp này, hiệu quả, dễ dàng thực hiện mà lại vô cùng an toàn, thuần tự nhiên.

*

NỘI DUNG

Bạn đang xem: Cách Dùng Dầu Tràm Trị Ho Cho Bé Bằng Tinh Dầu Tràm, Cách Dùng Dầu Tràm Trị Ho Cho Trẻ Mẹ Nên Thử

I. Dầu tràm có tác dụng trị ho cho trẻ sơ sinh không?

II. 7 mẹo trị ho bằng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

1. Thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ trước khi ngủ

2. Giữ ấm cơ thể trẻ bằng cách thoa tinh dầu tràm vào lưngvà ngực

3. Trị ho cho trẻ bằng cách bôi dầu tràm lên chăn, màn

4. Trị ho cho trẻ bằng cách bôi dầu tràm lên áo, yếm, tất

5. Tắm cho trẻ bị ho bằng nước tắm phatinh dầu tràm

6. Thoa dầu tràm cho bé trước khi ra ngoài

III. Một số lưu ý khi trị ho bằng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

*

I. Dầu tràm có tác dụng trị ho cho trẻ sơ sinh không?


Những tác dụng của dầu tràm đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận. Là thảo dược lành tính, tinh dầu tràm thường được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, làm thông thoáng đường thở, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh, một trong những tác dụng nổi bật nhất của dầu tràm là trị ho, tiêu đờm, trị nghẹt mũi và làm ấm cơ thể do cảm lạnh. Loại dầu này là làm ấm cơ thể nhưng không gây nóng hay bỏng rát như các loại dầu gió khác, tuyệt đối an toàn với cơ thể nhạy cảm của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách trị ho bằng dầu tràm cho bé đem lại hiệu quả rất tốt. Bởi trong tinh dầu có chứa các chất kháng viêm tự nhiên (1.8 cineol và α- Terpineol), hạn chế tối đa sự phát triển các loại virus, vi khuẩn gây cảm, ho, làm giảm cảm giác ngứa và nóng rát ở cổ bé.


II. 7 mẹo trị ho bằng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả


1. Thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ trước khi ngủ


Giữ ấm cho đôi bàn chân chính là một trong những yếu tố giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Vì thế, trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy thoa tinh dầu tràm vào đúng vị trí huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân bé và tiến hành mát xa nhẹ nhàng, sau đó mang tất cho bé để giữ ấm cơ thể bé trong suốt quá trình ngủ.

Theo y học cổ truyền, sự tác động lên huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như ho, nghẹt mũi, thậm chí là viêm phế quản mãn tính.

Các xác định vị trí huyệt Dũng Tuyền cũng rất đơn giản. Mẹ hãy chia khoảng cách từ ngón chân thứ 2 tới gót chân làm 5 phần, huyệt Dũng Tuyền chính là điểm lõm nằm cách ngón chân thứ 2 khoảng 2/5 9tuwcs là cách gót chân 3/5).

Bên cạnh đó, không chỉ trị ho, việc mẹ thường xuyên thoa tinh dầu tràm và mát xa lòng bàn chân trẻ còn có thể giúp trẻ hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.

Xem thêm: Những kinh nghiệm bán buôn giày thể thao tại Hà Nội cho dân buôn mới

*

2. Giữ ấm cơ thể trẻ bằng cách thoa tinh dầu tràm vào lưng và ngực


Khi mẹ thấy con bắt đầu có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, có đờm ở vùng cổ, thở khò khè… đó chính là những dấu hiệu cho thấy bé sắp bị ho. Lúc này, mẹ hãy thoa tinh dầu tràm bằng cách mát xa đều khắp vùng lưng và ngực bé để trị ho.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ lấy dầu tràm ra đầu ngón tay rồi thoa đều, nhẹ nhàng lên vùng lưng và ngực. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ cũng làm tương tự nhưng nên sử dụng liều lượng ít hơn.

Khi mát xa phần ngực và lưng bé, mẹ nên mát xa nhẹ nhàng theo hình cánh quạt từ dưới lên và từ trong ra ngoài.

*

3. Trị ho cho trẻ bằng cách bôi dầu tràm lên chăn, màn


Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm lên chăn, màn để hệ hô hấp của bé cảm nhận được tinh dầu này, giúp trẻ dễ thở hơn.


4. Trị ho cho trẻ bằng cách bôi dầu tràm lên áo, yếm, tất


Mùa đông lạnh khiến cho trẻ dễ mắc phải các bệnh về hô hấp hơn, khả năng bị ho cao hơn. Mẹ giữ ấm cơ thể cho bé mọi lúc bằng cách thoa một vài giọt tinh dầu tràm lên áo, yếm, tất hoặc khăn tay mà bé hay dùng.

Mùi thơm của tinh dầu sẽ hỗ trợ thanh lọc không khí và kháng khuẩn, hạn chế tối đa các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể, giúp bé trị ho, cảm cúm, viêm, nghẹt mũi hiệu quả trong những ngày thời tiết giá lạnh.


5. Tắm cho trẻ bị ho bằng nước tắm pha tinh dầu tràm


Dù là mùa đông hay mùa hè, thì cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh cũng luôn cần được giữ ấm, tránh gió. Vì vậy, hằng ngày mẹ có thể thêm 3-5 giọt tinh dầu tràm vào khoảng 5 lít nước ấm và tắm cho bé.

Trong quá trình tắm, hệ hô hấp của trẻ sẽ cảm nhận được các hạt tinh dầu bay lên, làm thông thoáng đường thở, giảm ho, nghẹt mũi, tiêu đờm, kích thích hoạt động niêm mạc mũi, đẩy dịch nhầy trong mũi ra ngoài. Đồng thời, nước tắm có tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ virus, duy trì làn da bé sạch sẽ, thông thoáng.

*

6. Thoa dầu tràm cho bé trước khi ra ngoài


Đối với bé từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể thoa một vài giọt nhỏ tinh dầu tràm lên vùng cổ của bé.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ nên thấm tinh dầu tràm (liều lượng ít hơn) ra khăn quàng cổ, sau đó mang khăn cho bé trước khi ra ngoài.


III. Một số lưu ý khi trị ho bằng dầu tràm cho trẻ sơ sinh


- Mẹ không nên thoa dầu tràm trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm của trẻ (da mặt, đầu…). Ở vùng cổ, mẹ nên thoa một liều lượng ít hơn so với các vùng khác như lưng, bụng…

- Không thoa dầu tràm vào mũi của trẻ.

- Không lạm dụng quá nhiều dầu tràm để trị ho cho trẻ, mẹ chỉ nên sử dụng một vài giọt theo đúng liều lượng được khuyến cáo vì đây là một tinh dầu rất đậm đặc.

- Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh uống tinh dầu tràm.

Trong trường hợp chẳng may trẻ có nuốt phải tinh dầu này, mẹ hãy cho trẻ uống ngay sữa nguyên kem, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để báo cáo và theo dõi.

Xem thêm: đằng trước tiếng anh là gì

- Trong trường hợp trẻ bị ho, nghẹt mũi có kèm theo các triệu chứng như khó thở, ho ra máu, sốt cao kéo dài nhiều ngày… mẹ không nên sử dụng tinh dầu tràm.

*

Lời kết

Trên đây là một số cách giúp mẹ không còn lo lắng, căng thẳng, hoang mang mỗi khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, cổ có đờm. Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ sẽ “bỏ túi” được những mẹo chăm sóc con thật an toàn và thuần tự nhiên nhất nhé.