Vảy nến là bệnh lý về da phổ biến, chiếm tới 2 - 3% dân số thế giới hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người mắc. Những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những hiểu biết về bệnh lý, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến được biết đến là một bệnh tự miễn mãn tính. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có đến 125 triệu người mắc bệnh này (chiếm 2 - 3% dân số thế giới). Tại Việt Nam có khoảng trên 2 triệu người bị vảy nến (khoảng 2% dân số. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau, chủ yếu trong độ tuổi trưởng thành.
Bạn đang xem: Biểu Hiện Của Bệnh Vẩy Nến Và Cách Chữa Trị, Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Cần Thơ > Hỏi Đáp
TheoThầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương - Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, bệnh vảy nến đặc trưng bởi những mảng dày, đỏ trên da, được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Cơ chế hình thành bệnh là do các tế bào da tăng sinh quá mức.
Thông thường các tế bào da mới sẽ được hình thành và thay thế khi các tế bào da cũ chết đi và bong ra. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh vảy nến, quá trình hình thành tế bào mới diễn ra quá nhanh (gấp 10 lần), điều này khiến cho các tế bào da cũ bị tích tụ, dồn lại thành các lớp vảy dày màu trắng bạc nổi trên da, gọi là vảy nến.
Thông thường, vị trí dễ mắc bệnh vảy nến nhất là khuỷu tay, đầu gối, khu vực phần rìa da đầu. Bệnh tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng có thể gây ra hàng loạt những ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở giai đoạn mãn tính, vảy nến lây lan nhanh trên cơ thể thành các vùng vảy trắng lớn gây mất thẩm mỹ.
Các loại vảy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết
Bệnh vảy nến được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên vị trí, đặc điểm hình thái. Theo đó ở mỗi thể vảy nến sẽ có những triệu chứng nhận biết riêng. Cụ thể:
Vảy nến thể mảng:
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn 80% trường hợp mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da có các tổn thương màu đỏ, sưng viêm, trên bề mặt da có lớp vảy trắng bạc bao phủ. Vùng da khô và bong tróc, đóng vảy theo đường kính từ 2 – 20cm. Tình trạng ngứa ngáy diễn ra ở khoảng 50% người bị vảy nến thể mảng. Bệnh thường xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

Vảy nến thể mủ:
Thể bệnh này được đặc trưng, dễ nhận biết bởi tình trạng xuất hiện các nốt mụn mủ màu trắng, mọc hàng loạt trên vùng da đỏ, gây căng rát, khó chịu. Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, hoặc toàn thân. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng, dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Vảy nến thể giọt:
Tổn thương trên da xuất hiện dưới dạng giọt nước, có những vảy hồng khô, màu bạc, kích thước 1mm – 10mm, xuất hiện không theo quy luật nhất định, kèm theo tình trạng rát da, ngứa, khó chịu. Bệnh vảy nến thể giọt xảy ra chủ yếu ở ở trẻ em, bùng phát sau đợt viêm họng do virus Streptococcus gây ra.
Vảy nến thể móng:
Người bệnh có xu hướng phát triển lớp sừng dày trên móng, kèm theo đó có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng bị biến dạng bề mặt, màu sắc, vỡ hoặc tách hẳn ra khỏi ngón tay.

Viêm khớp vảy nến:
Triệu chứng điển hình là những mảng da đỏ và đau nhức khớp tại chính vùng cơ thể bị vảy nến. Biểu hiện này có thể khiến nhiều người bị nhầm lẫn với gout, do bệnh nhân sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc viêm da khớp đầu gối…
Vảy nến da đầu:
Vùng da ngoài rìa chân tóc bị đóng vảy, xuất hiện các mảng da dày có màu trắng bạc, kèm theo đó là cảm giác ngứa. Một số trường hợp không gây ngứa nhưng thường có cảm giác khó chịu và bứt rứt. Vảy nến ở da đầu gây rụng tóc, nghiêm trọng hơn là tình trạng hói thành mảng.
Vảy nến đỏ da toàn thân:
Đây là bệnh vảy nến thể nặng, rất ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% do người bệnh bị vảy nến cơ bản mà không điều trị sớm. Ngoài ra đây cũng là biến chứng khi bệnh nhân lạm dụng dùng thuốc corticoid toàn thân. Bệnh có biểu hiện da toàn thân màu đỏ tươi, phù nề, bóng, có dịch mủ kèm cảm giác đau rát, nứt nẻ.

Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Thực tế cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, vảy nến là bệnh tự miễn, có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch.Cụ thể, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, khiến chúng bị tổn thương. Ngoài ra những yếu tố được cho là thúc đẩy triệu chứng vảy nến bùng phát mạnh hơn bao gồm:
Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu, có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh có yếu tố gia đình (có cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ mắc bệnh); 70% các cặp song sinh cùng mắc.
Yếu tố ngoại sinh: Bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ bùng phát mạnh hơn khi chịu tác động của các yếu tố từ môi trường như: thời tiết, khí hậu, tiếp xúc hóa chất….
Yếu tố nội sinh: Một số yếu tố như stress, tiền sử mắc các bệnh mãn tính, bị chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Ngoài ra, những người có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa hoặc nghiện rượu cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Theo đó bệnh vảy nến thường dễ gặp phải ở những đối tượng:
Những người nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá.
Những đối tượng nằm trong diện nguy cơ di truyền khi gia đình có người bị vảy nến.
Những người đã và đang bị nhiễm trùng da, viêm da cơ địa…
Biến chứng bệnh vảy nến
Tuy chỉ là bệnh lý ngoài da nhưng người bệnh không nên chủ quan mà trì hoãn việc điều trị. Bởi ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống, bệnh vảy nến có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Ảnh hưởng hệ tim mạch: Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ cao huyết áp. Một số thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến có tác dụng phụ làm tăng cholesterol máu, tăng nguy xảy ra đột quỵ, đau tim…
Ảnh hưởng đến xương khớp: Khi vảy nến phát triển nặng có thể dẫn đến đau vùng cột sống, xương chậu, viêm cột sống, viêm cột sống dính khớp, gây ảnh hưởng đến khớp, dây chằng và gân ở cột sống.
Ảnh hưởng trên thận: Một số bệnh nhân bị vảy nến có thể tiến trển sang tình trạng suy thận. Bên cạnh đó, việc người bệnh tự ý sử dụng thuốc, không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì nguy cơ tổn thương thận do thuốc là rất cao.
Ảnh hưởng nội tiết: Các chuyên gia cho biết, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của vảy nến. Ngoài ra bệnh cũng làm gia tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu,...
Ảnh hưởng thị lực: Trường hợp người bệnh bị vảy nến ở mí mắt có thể dẫn đến ngứa, nóng rát, khô mắt và rối loạn chuyển động của đồng tử.
Vảy nến có lây không, có chữa được không?Thực tế nhiều người lo ngại bệnh vảy nến có thể lây từ người này sang người người khác nên tỏ thái độ xa lánh, kỳ thị với bệnh nhân mắc vảy nến, khiến họ trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Tuy nhiên theo các chuyên gia khẳng định vảy nến là một căn bệnh da liễu không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên không có khả năng lây nhiễm sang người khỏe mạnh.Bên cạnh đó, đối với việc điều trị căn bệnh này thì còn gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân gây bệnh liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Hiện nay chưa có phương pháp y khoa nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh vảy nến. Việc điều trị chủ yếu nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và hạn chế tái phát.
Nếu phát hiện bệnh sớm và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này và hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị vảy nến thường được áp dụng phổ biến, đó là dùng thuốc Tây y, Đông y, hoặc áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có được phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Chữa vảy nến bằng biện pháp dân gian tại nhà
Xử lý bệnh viêm da nói chung, vảy nến nói riêng bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng hiện nay bởi tính an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách chữa vảy nến tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Chữa vảy nến bằng lá khế: Bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi, sau đó đem rửa sạch và để ráo nước. Tiếp tục cho lá khế vào giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Rửa lại bằng nước sạch sau 15 phút.
Chữa vảy nến bằng nha đam: Lọc lấy phần nhựa của nha đam rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến, để khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
Sử dụng lá lốt: Bạn đun sôi lá lốt với nước sạch, sau đó dùng nước rửa vùng vảy nến hoặc chà xát trực tiếp lá lốt lên phần da này. Áp dụng cách này rửa 2-3 lần mỗi tuần.
Chữa vảy nến bằng cây lược vàng: Bạn dùng khoảng 3 – 4 lá cây lược vàng đem rửa sạch, rồi để ráo nước. Sau đó đem lá lược vàng giã nát với một chút muối rồi đắp lên vùng da bị vảy nến.
Xem thêm: dao động tiếng anh là gì
Dùng lá trầu không: Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá trầu không kết hợp với rau răm, lá bèo hoa dâu để nấu nước rửa ngoài da sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Dùng dầu dừa chữa vảy nến: Khi đi tắm, bạn có thể lấy một ít dầu dừa bôi lên vùng da bị vảy nến, sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút rồi tắm lại với nước sạch.
Điều trị bằng Tây y
Trong Tây y cũng có nhiều phương pháp giúp điều trị vảy nến nhưng chủ yếu tập trung kiểm soát các triệu chứng chứ chưa thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp cụ thể bao gồm:Điều trị tại chỗ:
Thuốc mỡ bôi Calcipotriol: Có tác dụng giảm viêm nhiễm trên da, phù hợp với những trường hợp vảy nến thông thường.
Thuốc bôi Dithranol, anthralin: Thuốc được dùng với những trường hợp tổn thương vảy nến rộng, nhất là vảy nến thể mảng, chống chỉ định vảy vảy nến thể mủ và người bệnh bị đỏ da toàn thân. Ngoài ra thuốc có thể gây kích ứng da nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Corticoid dạng bôi: Loại thuốc này giúp điều trị nhanh nhờ khả năng chống viêm mạnh, nhưng dễ tái phát sau khi ngừng thuốc, ngoài ra thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến da.
Salicylic axit: Đây là loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị vảy nến nhờ tác dụng bong sừng, bạt vảy, giúp loại bỏ các lớp vảy nến. Thuốc không được dùng để bôi toàn thân vì có thể gây nhiễm độc, làm tăng men gan.
Điều trị toàn thân:
Corticoid dạng uống: Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ vì nguy cơ cao tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc thường được dùng để điều trị vảy nến thể mảng lan rộng, đỏ da toàn thân do vảy nến, hoặc vảy nến thể mủ toàn thân.
Cyclosporin: Loại thuốc này có khả năng ức chế miễn dịch đối với những trường hợp vảy nến nặng, nhưng không sử dụng quá 6 tuần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Acitretin: Giúp điều hòa quá trình sừng hóa trên da.
Quang trị liệu: Phương này giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương nhờ ánh sáng UVB, UVA chiếu vào các vùng vảy nến. Chữa vảy nến bằng quang trị liệu được chỉ định với một số trường hợp nhất định và chỉ thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên môn cao.Tiêm sinh học chữa vảy nến: Đây là phương pháp mới nhất hiện nay với việc sử dụng thuốc sinh học để ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng phương pháp này vô cùng đắt đỏ nên không thực sự phổ biến.
Đông y điều trị vảy nến an toàn, tránh tái phát
Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến là một dạng viêm da mãn tính, được gọi là Tùng bì tiễn. Căn bệnh này có liên quan mật thiết đến sự rối loạn của chính khí, khi đó các ngoại tà từ bên ngoài như phong, thấp, nhiệt,... dễ dàng xâm nhập. Từ đó tích tụ độc tố trong cơ thể, làm mất cân bằng điều hòa, gây ra huyết nhiệt, huyết táo, khiến da không được sinh dưỡng đầy đủ và hình thành nên các lớp vảy bong tróc, kèm theongứa ngáy, khô rát.Theo đó nguyên lý điều trị của Đông y sẽ chú trọng vào thanh nhiệt, giải độc cơ thể, kết hợp với phục hồi chức năng phủ tạng, vực dậy chính khí, đẩy lùi bệnh từ bên trong. Nhờ đó hiệu quả cũng được duy trì lâu dài, bền vững hơn, hạn chế tình trạng tái phát.Tuy nhiên điều trị vảy nến bằng Đông y người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo liệu trình 3 - 4 tháng. Đồng thời nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, sử dụng các bài thuốc đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm rõ ràng, giúp đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, tránh “tiền mất tật mang”.Hiện nay, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) là địa chỉ chữa vảy nến đáng để người bệnh cân nhắc. Đây là đơn vị uy tín, quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ da liễu giỏi và nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Thương hiệu nổi tiếng nhất của năm 2015; Top 10 trung tâm chăm sóc sắc đẹp uy tín tại Việt Nam 2016; Top 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam,...
Trung tâm không chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm mà còn có bài nam dược Nhất Nam An Bì Thang được nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc trị viêm da của Vua Gia Long. Sau nhiều năm ứng dụng, bài thuốc này đã giúp hàng nghìn người bệnh vảy nến thành công.Anh Sơn (38 tuổi, Hà Nội) từng sụt tới 5kg chỉ trong chưa đầy 1 tuần vì vảy nến tái phát liên tục, cùng với việc mất ngủ, suy sụp vì ánh mắt kỳ thị từ người khác. Vậy mà chỉ sau 1 liệu trình sử dụng Nhất Nam An Bì Thang, vảy nến đã biến mất hoàn toàn, giúp anh tự tin và khỏe mạnh hơn.
Trường hợp của anh Sơn chỉ là một trong số hàng nghìn bệnh nhân đã điều trị vảy nến THÀNH CÔNG bằng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Hầu hết người bệnh đều để lại những phản hồi rất tích cực:
Không chỉ được người bệnh phản hồi tốt, Nhất Nam An Bì Thang còn được nhiều chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về hiệu quả điều trị nhờ được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, kế thừa nguyên tắc trị bệnh toàn diện và công thức dược liệu “VÀNG” từ các Ngự y triều Nguyễn.Theo đánh giá của TTƯT. BSCKII Lê Hữu Tuấn - Nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT TW:“Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc chữa vảy nến DUY NHẤT hiện nay được nghiên cứu dựa trên phương thuốc quý của Thái y viện triều Nguyễn. Bài thuốc mang đến hiệu quả cao nhờ điều trị bệnh theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, vừa tập trung thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, loại trừ căn nguyên, vừa ôn bổ tạng phủ, cân bằng miễn dịch, nâng cao đề kháng để ngăn ngừa tái phát…”
Đây cũng là bài thuốc sở hữu bảng thành phần “VÀNG” với gần 30 nam dược quý. Trong đó có nhiều thảo dược chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, thảo dược tiêu viêm, giải độc, nuôi dưỡng da,... cùng nhiều dược liệu là các “ngự dược” bí truyền được kế thừa những Ngự y giỏi nhất trong Thái y viện. Các thảo dược được kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG giúp phát huy công dụng tối đa và mang đến hiệu quả điều trị cao.Bên cạnh đó, Nhất Nam An Bì Thang cũng được các chuyên gia đánh giá là có nhiều ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI hơn so với các bài thuốc Đông y hiện nay:
Được phát triển từ công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh da liễu”, thực hiện bởi những chuyên gia hàng đầu về YHCT.
Đã trải qua hàng nghìn cuộc thử nghiệm trên cả lâm sàng và thực tế, kiểm chứng độc tính, dược tính của các vị thuốc tại Học viện Quân y trước khi sử dụng cho người bệnh.
Kết hợp UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA xử lý triệu vảy nến chứng nhanh chóng và toàn diện nhất.
XEM VIDEO: Nhất Nam An Bì Thang được VTV2 KHUYÊN DÙNG trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”
Điều trị vảy nến theo phác đồ 3 GIAI ĐOẠN với 3 TÁC ĐỘNG: Dứt điểm triệu chứng - Tiêu trừ căn nguyên - Nâng cao đề kháng để dự phòng tái phát.
Đảm bảo tính an toàn cao nhờ sử dụng dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO, có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh, người có bệnh lý nền, sức đề kháng yếu…
Để được tư vấn về bài thuốc cũng như liệu trình điều trị phù hợp, người bệnh có thể TRÒ CHUYỆN TRỰC TIẾP VỚI CHUYÊN GIA ẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc liên hệ theo thông tin sau:
Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
Quy tụ 30 vị thuốc Nam tốt bậc nhất: Bài thuốc kết tinh 30 dược liệu tốt nhất trong sát khuẩn, làm lành, chống ngứa, tái tạo làn da. Nguồn thảo dược được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển, 100% sạch chuẩn GACP-WHO, nên an toàn, phù hợp với mọi đối tượng.Hiệu quả lên đến 95%: Với công thức VÀNG, bảng thành phần thảo dược sạch chuẩn GACP-WHO, Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 95% bệnh nhân vảy nến sau liệu trình đầu. Số ít trường hợp còn lại do cơ địa chậm hấp thu dược chất hoặc chưa kiêng khem khoa học nên cần thêm thời gian.
Đông đảo bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng bài thuốc và cho phản hồi tích cực:
Bị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì và những lưu ý quan trọng
Đối với bệnh vảy nến, một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp có vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế tình trạng tái phát. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý:
Hạn chế: Những thực phẩm dễ gây dị ứng, kích hoạt triệu chứng bệnh như: Tôm, cua, nhộng tằm, măng, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường, rượu bia, thuốc lá…
Tăng cường: Các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu. Đồng thời bổ sung thêm nhiều loại trái cây giàu beta – caroten như bơ, xoài, cà rốt. Một số thực phẩm khác như vừng đen, rau màu xanh đậm, ngao sò, bông cải xanh,… cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng với người bị vảy nến.
Ngoài ra để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy những lưu ý dưới đây sẽ giúp ích nhiều đối với người mắc bệnh vảy nến:
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liệu trình.
Chăm sóc da cẩn thận hàng ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để tránh tình trạng da bị khô và tổn thương.
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần che chắn da cẩn thận, giữ gìn vệ sinh da sau khi ra ngoài.
Giữ trạng thái tinh thần ổn định, tránh để bị stress, căng thẳng hay lo lắng quá mức.
Cảnh giác đến tình trạng ngứa da toàn thân, đau nhức cơ, sưng tấy, kèm theo sốt.
Hãy đi khám da liễu ngay nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn da, có mụn mủ trên da.
Xem thêm: study nghĩa tiếng việt là gì
Hiệu quả thật sự của Nhất Nam An Bì Thang chữa vảy nến được hàng nghìn người chia sẻ
Bình luận